Ông Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương

Nông nghiệp thường bị gán ghép với hai từ “đi sau”. Tuy nhiên, thời gian qua mọi nghi ngại về một lĩnh vực vốn chậm thay đổi đã được xóa bỏ khi công nghệ số đang trở thành một phần không thể thiếu trong sản xuất, tiêu thụ nông sản.

Ấn tượng nông sản lên sàn

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống, song ở khía cạnh nào đó, khó khăn do dịch bệnh lại là chất xúc tác để phá vỡ rào cản đã kìm hãm việc ứng dụng công nghệ số vào nông nghiệp bấy lâu nay.

Hải Dương được ví như vựa nông sản của miền Bắc. Mỗi năm tỉnh cung ứng hàng triệu tấn rau củ quả, thịt gia súc, gia cầm cho thị trường khắp trong Nam ngoài Bắc. Thế nhưng, dịch Covid-19 đã làm ngưng trệ hoạt động kết nối giao thương. Nông nghiệp là ngành dễ tổn thương bởi tính đặc thù mùa vụ, trong khi đó năng lực bảo quản, dự trữ của tỉnh hạn chế. Nhất là trong đợt dịch lần 3 vào đầu năm 2021, Hải Dương trở thành tâm dịch, phải thực hiện giãn cách xã hội.

Những tưởng mọi thứ lâm vào bế tắc thì công nghệ số lại là “cứu cánh” đưa người sản xuất tới gần hơn với người tiêu dùng.

Là cơ sở nuôi gà đẻ trứng lớn nhất nhì Hải Dương, mỗi ngày xuất bán hơn 4 vạn quả, nhưng trước kia ông Đào Hữu Thuân ở xã Cẩm Đông (Cẩm Giàng) chỉ mải lo sản xuất, còn việc tiêu thụ vẫn theo nếp cũ vì gia đình có nhiều mối quen đổ buôn ở trong và ngoài tỉnh. Sau biến cố vì dịch Covid-19 làm trứng gà khó bán theo cách truyền thống, ông Thuân mới bắt đầu tìm hiểu về bán hàng trực tuyến.

Là cơ sở nuôi gà đẻ trứng lớn nhất nhì Hải Dương, mỗi ngày xuất bán hơn 4 vạn quả, nhưng trước kia ông Đào Hữu Thuân ở xã Cẩm Đông (Cẩm Giàng) chỉ mải lo sản xuất, còn việc tiêu thụ vẫn theo nếp cũ vì gia đình có nhiều mối quen đổ buôn ở trong và ngoài tỉnh. Sau biến cố vì dịch Covid-19 làm trứng gà khó bán theo cách truyền thống, ông Thuân mới bắt đầu tìm hiểu về bán hàng trực tuyến.
Là cơ sở nuôi gà đẻ trứng lớn nhất nhì Hải Dương, mỗi ngày xuất bán hơn 4 vạn quả, nhưng trước kia ông Đào Hữu Thuân ở xã Cẩm Đông (Cẩm Giàng) chỉ mải lo sản xuất, còn việc tiêu thụ vẫn theo nếp cũ vì gia đình có nhiều mối quen đổ buôn ở trong và ngoài tỉnh. Sau biến cố vì dịch Covid-19 làm trứng gà khó bán theo cách truyền thống, ông Thuân mới bắt đầu tìm hiểu về bán hàng trực tuyến.
Là cơ sở nuôi gà đẻ trứng lớn nhất nhì Hải Dương, mỗi ngày xuất bán hơn 4 vạn quả, nhưng trước kia ông Đào Hữu Thuân ở xã Cẩm Đông (Cẩm Giàng) chỉ mải lo sản xuất, còn việc tiêu thụ vẫn theo nếp cũ vì gia đình có nhiều mối quen đổ buôn ở trong và ngoài tỉnh. Sau biến cố vì dịch Covid-19 làm trứng gà khó bán theo cách truyền thống, ông Thuân mới bắt đầu tìm hiểu về bán hàng trực tuyến.

Với sự giúp đỡ của nhân viên Viettel Post, chỉ sau vài ngày ông đã sử dụng thành thạo các tính năng trên ứng dụng Voso. Ông Thuân chia sẻ: “Điện thoại thông minh đã dùng từ lâu nhưng bây giờ tôi mới thấy được tầm quan trọng của nó. Các ứng dụng mua bán hàng trực tuyến được tích hợp trên điện thoại thông minh mới đầu tôi cứ nghĩ rắc rối, phức tạp, song càng dùng càng thấy tiện lợi. Khách hàng của tôi không còn bó hẹp trong tỉnh và các địa phương lân cận mà đã mở rộng ra cả nước”.

Giờ đây, việc cầm điện thoại thông minh phát trực tiếp trên ứng dụng Voso của Viettel Post để người dân cả nước có thể tận mắt thấy quy trình sản xuất trứng gà sạch đã trở thành thói quen của ông Thuân hằng ngày.

Khách hàng của tôi không còn bó hẹp trong tỉnh và các địa phương lân cận mà đã mở rộng ra cả nước

Dịch bệnh cản trở giao thương truyền thống thì lại tạo ra cơ hội để mua bán trực tuyến có “đất diễn” hơn. Nếu như trước kia, nông dân suy nghĩ việc sử dụng các trang thương mại điện tử là phức tạp, cầu kỳ thì trong bối cảnh dịch bệnh đây chính là giải pháp tối ưu, hữu ích nhất. Trong đợt dịch lần 3, lần lượt những nông sản thế mạnh của Hải Dương như trứng gà, cải bắp, su hào, ổi… lên sàn thương mại điện tử.

Đây là mở đầu ấn tượng để quả vải – đặc sản của tỉnh tạo đột phá ở cả thị trường trong nước và quốc tế dù mùa thu hoạch lại trùng vào đúng thời điểm đợt dịch thứ 4 bùng phát. Vượt qua những khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh với những nỗi lo về đầu ra, vải Hải Dương ghi dấu ấn tượng trên các sàn thương mại điện tử.

Không chỉ là vụ vải thắng lợi khi tháo gỡ được điểm nghẽn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà vụ vải này còn đánh dấu những thay đổi về tư duy sản xuất, tiêu thụ vải nói riêng và nông sản của tỉnh nói chung. Người trồng vải đang dần đổi mới cung cách làm ăn để đáp ứng yêu cầu của nông nghiệp hiện đại.

Ở vụ vải này, không khó để bắt gặp hình ảnh người trồng vải sử dụng điện thoại thông minh cập nhật nhật ký sản xuất điện tử, tương tác với khách hàng qua nền tảng bán hàng trực tuyến. Những bất lợi trong tiêu thụ trực tiếp vì dịch bệnh phức tạp đã thúc đẩy nông dân tiếp cận với công nghệ, từ đó bài toán về đầu ra cho vải Hải Dương cũng có thêm cách giải.

Những hình ảnh ấn tượng về quả vải lên sàn

Kể từ ngày chính thức mở bán, từ khóa “vải Thanh Hà” luôn lọt tốp tìm kiếm nhiều trên sàn Sendo. Cứ mỗi giờ lại có hơn 1 tấn vải được bán ra thông qua nền tảng thương mại trực tuyến này. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp quyết định kéo dài chương trình tới hết vụ vải. Vải Hải Dương cũng thu hút khách hàng trên các trang thương mại điện tử khác như Lazada, Voso, Postmart…, thậm chí các trang bán hàng trực tuyến ở các nước như Nhật Bản, Australia, Pháp… cũng sôi động hơn nhờ vải Hải Dương.

Với điểm nhấn từ quả vải, thời gian tới những sản phẩm nông nghiệp khác của tỉnh gắn với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cũng sẽ tìm được chỗ đứng vững chắc trên các sàn thương mại điện tử. Đặc biệt, mới đây nhất, 6 hợp tác xã đã có sản phẩm bày bán trên sàn thương mại điện tử. Các nông sản gồm rau, bột sắn dây, thanh long, ổi… bán trên các sàn thương mại điện tử của Viettel Post, Lazada, Sendo… đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, ghi dấu mốc đáng nhớ khi lần đầu tiên các hợp tác xã trong tỉnh chào bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử.

Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin xúc tiến thương mại (Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương) khẳng định tuy lượng nông sản, nhất là vải thiều được tiêu thụ qua các trang bán hàng trực tuyến chỉ là con số rất ít so với tổng sản lượng của Hải Dương nhưng lại tạo ra hiệu ứng truyền thông lớn, thu hút sự chú ý của thị trường cả trong và ngoài nước. Đây là nền tảng để tỉnh quan tâm ứng dụng công nghệ số vào nông nghiệp.

Những ấn tượng bước đầu về chuyển đổi số trong nông nghiệp đã mang lại kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Những bước đi đầu tiên

Không phải tới bây giờ khi dịch Covid-19 bùng phát, người dân Hải Dương mới quan tâm ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp. Trước đây, nông dân cũng đã sử dụng công nghệ để thuận lợi hơn trong quản lý, điều hành sản xuất, nhưng mới chỉ dừng lại ở những mô hình mang tính cá biệt.

Từ năm 2018, Công ty CP Giống và Thiết bị chăn nuôi Hưng Huy ở xã Định Sơn (Cẩm Giàng) đã thực hiện gắn thẻ nhận diện trên toàn bộ đàn lợn nái nhằm xác định thể trạng của từng con, từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong chế độ ăn uống, sinh hoạt. Để bảo đảm chất lượng chăn nuôi cũng như gia tăng hàm lượng công nghệ, anh Nguyễn Đắc Viêm, Giám đốc công ty đã mạnh dạn đầu tư các phần mềm quản lý như Vicapig, Agrinet.

crop-0-0-3543-2358-0-dsc_5354.jpg
Từ quản lý hồ sơ khách hàng đến chất lượng đàn vật nuôi, những ứng dụng công nghệ đang dần giúp anh Viêm cùng công ty khẳng định thương hiệu
nguyen-dac-viem.jpg

Tiếp đà phát triển, năm 2020, 17 chuồng nuôi với tổng diện tích 17.000 m2 được anh Viêm đầu tư phần mềm và các thiết bị quản lý nhiệt độ tự động. Qua đó góp phần mang lại nguồn doanh thu gần 50 tỷ đồng trong năm vừa qua.

Cũng vào năm 2018, ông Nguyễn Trung Tựu ở xã Nam Tân (Nam Sách) đã đầu tư đăng ký mã QR cho sản phẩm cá chép giòn, trắm giòn cùng nhiều loại cá khác của trang trại. Mỗi lứa cá trước khi xuất bán của Cơ sở sản xuất, nuôi trồng thủy sản Nguyễn Trung Tựu đều được gắn tem truy xuất nguồn gốc kèm mã QR.

dsc_5569b-copy.jpg
Toàn bộ thông tin, từ quy trình nuôi cá, trọng lượng cá xuất bán cho đến các chứng chỉ, tiêu chuẩn chất lượng đều được gửi đến khách hàng khi quét mã QR này

Trước đó 4 năm, để bảo đảm an ninh cũng như quản lý quy trình nuôi cá, ông Tựu đã lắp đặt hệ thống camera giám sát. Mỗi khu nuôi cá được trang bị 5-6 camera có độ nét cao, truyền hình ảnh trực tiếp về một màn hình ti vi kết nối và smartphone.

Ông Tựu kể ngày trước ông phải vất vả đêm hôm, mất rất nhiều thời gian để kiểm tra hết 140 lồng cá. Ban ngày ông chỉ quanh quẩn ngoài lồng cá, bận việc gì cũng chỉ tranh thủ làm, không dám đi đâu xa. Tối đến phải ngủ lại bè cá vì lo sợ kẻ gian. Khi có camera giám sát, ông Tựu không còn tất bật, vội vã mà vẫn an tâm hơn trước.

Hiện tại, ông Tựu giao phó hết công việc ngoài bè nuôi cá cho công nhân chứ không phải ra tận nơi trực tiếp chỉ đạo. “Giờ có đi đâu thì tôi vẫn nắm được tình hình nuôi cá ở nhà. Nhờ có công nghệ mà mọi thứ tiện lợi, dễ dàng hơn. Dùng smartphone chủ động hơn máy tính để bàn hay ti vi kết nối mạng. Ngồi chơi xơi nước vẫn có thể biết được cá ăn ít hay nhiều, có biểu hiện lạ hay không để kịp thời xử lý”, ông Tựu nói.

‘Giờ có đi đâu thì tôi vẫn nắm bắt được tình hình nuôi cá ở nhà’, ông Tựu nói

Tuổi đời còn trẻ lại ham học hỏi, đam mê với những cái mới nên thay vì lựa chọn học theo những mô hình nông nghiệp đi trước thì anh Bùi Văn Mạnh ở xã Ứng Hòe (Ninh Giang) đã áp dụng công nghệ số vào sản xuất từ hơn 3 năm trước. Chỉ cần 1 cú nhấn chuột hay 1 thao tác trên điện thoại thông minh, anh Mạnh đã có thể tưới nhỏ giọt đồng loạt cho hơn 6.000 gốc dưa lưới được trồng trong nhà màng.

Hiện đại là vậy nhưng đầu tư không hề tốn kém. Chỉ với 20 triệu đồng đầu tư, anh Mạnh đã có trong tay phần mềm hệ thống tưới tự động theo giờ. Ngoại trừ những khung giờ tưới nước được cài đặt sẵn, những ngày nắng nóng gay gắt, nhiệt độ ngoài trời lên tới 40 độ C, trong nhà màng sẽ đạt 50 độ C, anh Mạnh chỉ cần ngồi nhà nhấn nút là dưa được cung cấp nước kịp thời, không phải vất vả làm thủ công như trước. Theo anh Mạnh muốn làm ra sản phẩm chất lượng đồng đều thì việc chăm sóc phải đồng bộ. Do đó, chỉ có áp dụng công nghệ, nhất là công nghệ số mới vừa tiết kiệm được thời gian, nhân lực mà vẫn bảo đảm chất lượng.

Tiện lợi là vậy song việc nhân rộng mô hình nông nghiệp áp dụng công nghệ số không phải dễ dàng vì nhiều điểm nghẽn. Muốn thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp, bắt buộc thay đổi đồng bộ cách thức làm việc, mà quan trọng hơn cả là nhận thức của nông dân. Bởi bất cứ vấn đề gì nếu đạt được hiệu quả cao thì đều đi kèm với những yêu cầu khắt khe và chuyển đổi số cũng vậy.

Muốn lên “chợ điện tử”, nông sản phải được được sản xuất bài bản ngay từ đầu. Chuyển đổi số giúp nông dân nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng để có thể điều chỉnh sản xuất phù hợp, đồng thời cũng là công cụ cho khách hàng tìm tới sản phẩm uy tín, chất lượng. Dù lượng vải được quản lý bằng tem truy xuất nguồn gốc để xuất khẩu và tiêu thụ trực tuyến chưa nhiều nhưng đã mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho đặc sản của tỉnh.

Chuyển đổi số tạo ra cơ hội song cũng đòi hỏi người dân áp dụng giải pháp canh tác phù hợp với xu thế tiêu dùng khi chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu. Chuyển đổi số trong nông nghiệp cơ bản vẫn đang dừng lại ở khâu bán hàng. Số lượng nông hộ, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cũng như thực hiện chuyển đổi số trong tỉnh còn tương đối ít.

Dù đã đạt được những bước tiến nhất định về ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp nhưng tất cả vẫn còn manh nha và mới mẻ. Thực tế cho thấy, phương thức sản xuất truyền thống vẫn rất phổ biến, sức lao động của con người “cày sâu, cuốc bẫm” vẫn là chủ yếu. Những mô hình nông nghiệp có hàm lượng công nghệ cao trong toàn bộ chuỗi sản xuất chưa nhiều, đa số chỉ ứng dụng công nghệ ở một chừng mực nào đó.

Hay như việc sử dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để kết nối thị trường, tiêu thụ nông sản đang được nhiều hộ sản xuất, kinh doanh cá thể khai thác, nhưng tất cả cũng mới ở khâu chào hàng, giới thiệu sản phẩm. Khi người tiêu dùng muốn truy xuất nguồn gốc thì rất ít sản phẩm đáp ứng được yêu cầu này. Thách thức lớn nữa là trình độ ứng dụng công nghệ của đa phần nông dân hiện nay còn thấp, chưa kể đến yếu tố về nguồn lực đầu tư hạn chế.

Sự manh nha, mới mẻ trong ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số cộng với những trở ngại trong nội tại sản xuất nông nghiệp Hải Dương hiện nay đã dẫn đến người sản xuất mù mờ về thị trường; người tiêu dùng mù mờ về sản phẩm.

Ông Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhận định, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là một tất yếu khách quan, nhằm tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy chuyển đổi từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”, đồng thời tạo ra cú hích cho nông nghiệp phát triển.

Thời gian tới, Hải Dương sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững. Từ ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số cho đến áp dụng các phương pháp canh tác tiêu chuẩn để sản xuất tập trung với quy mô lớn, có năng suất, chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tập trung thu hút, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Tạo dựng cơ chế, chính sách ưu đãi để hỗ trợ, khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư trong nhiều lĩnh vực như bảo quản, chế biến nông sản, nhất là chế biến sâu; có cơ chế hỗ trợ thành lập cụm công nghiệp chế biến nông sản.

Ngành nông nghiệp cần quan tâm tổ chức, xây dựng các thương hiệu nông sản của tỉnh, xây dựng nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại thông qua nhiều hình thức để tiếp cận và mở rộng các nhóm khách hàng, nhất là tập trung giao dịch nông sản trên các sàn thương mại điện tử. Đẩy mạnh liên kết 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Qua đó đưa nông sản của tỉnh tham gia chuỗi giá trị gia tăng, từ sản xuất, thu hoạch đến bảo quản, chế biến và tiêu thụ.

Ông Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương

Những kết quả tích cực trong phát triển nông nghiệp đã khẳng định Hải Dương đang đi đúng hướng về phát triển kinh tế nông nghiệp. Đó là nâng cao giá trị, chất lượng của sản phẩm, phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn và ứng dụng chuyển đổi số từ chăm sóc đến tiêu thụ. Điều đó thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp và người dân trong thực hiện chủ trương, định hướng phát triển kinh tế theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Hà Kiên – Thành Chung – Nguyễn Mơ

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Hải Dương chuyển đổi số trong nông nghiệp: Vượt thách thức - Tăng tốc vươn xa